Thực trạng ở nhiều gia đình hiện nay, hút thuốc là thói quen của nam giới và họ thường hút thuốc trong nhà, điều này làm phụ nữ và trẻ em phần lớn trở thành người hút thuốc thụ động. Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. Khám phá những thiết bị truyền thống để bỏ thuốc lá tại VnVapePod https://vnvapepod.com/blogs/news/pod-system-su-dung-duoc-bao-lau-dieu-ban-can-biet Hiện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có trên 90 bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó có gần 80% trẻ bị viêm phổi. Trong số trẻ bị viêm phổi có một số trẻ phải chuyển lên tuyến trên vì bệnh nặng. Một trong những nguyên nhân gây ra là do trẻ sống trong môi trường có khói thuốc. Anh Nguyễn Minh L. ở huyện Cẩm Xuyên là bố của cháu T. bộc bạch: “Trước đây tôi hút thuốc lá, nhưng từ khi vợ có bầu tôi đã bỏ. Thời gian gần đây vì áp lực công việc nên tôi hút nhiều hơn và thường hút trong nhà nên đã ảnh hưởng tới vợ con. Con mới được hơn 1 tuổi mà bị viêm phổi, may đến viện điều trị kịp thời nên sau 5 ngày điều trị cháu có đỡ hơn. Lần này tôi quyết tâm bỏ thuốc lá”. Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà, trong số 40 trẻ đang điều trị nội trú thì có đến hơn 70% trẻ bị các bệnh lý về đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa. Chị Trần Thị N. Thị trấn Thạch Hà, mẹ của cháu V. chia sẻ: “ở nhà bố thường xuyên hút thuốc lá, thế nên cháu mới được 2 tuổi mà bị viêm phổi 3 lần rồi. Tôi đã khuyên chồng bỏ vì sức khỏe của gia đình nhưng rất khó khăn, tôi đành phải chịu vậy”. Theo bác sỹ Phan Quang Thỏa, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Có nhiều nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ đột tử ở trẻ em bị phơi nhiễm với khói thuốc lá trong quá trình bào thai hoặc trong giai đoạn sơ sinh cao hơn trẻ em khác từ 1,4 cho đến 8,5 lần. Trẻ sơ sinh có mẹ tiếp xúc thụ động với khói thuốc khi sinh ra có cân nặng trung bình thấp hơn những trẻ khác khoảng 200 gam. Bên cạnh đó trẻ hút thuốc lá thụ động còn bị ảnh hưởng đến các vấn đề về hô hấp, khói thuốc thụ động thấm vào đường dẫn khí và phế nang của phổi có thể gây bệnh hô hấp cấp tính và làm bệnh này nặng hơn do làm tăng phù nề và viêm. Ngoài ra, trẻ tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị bệnh viêm tai giữa. Tỷ lệ mắc viêm tai giữa tái phát và chảy mủ tai mãn tính ở trẻ có tiếp xúc thường xuyên với hút thuốc lá thụ động cao hơn so với trẻ không phơi nhiễm với khói thuốc lá là 1,3 lần (đối với viêm tai giữa tái phát) và 1,4 lần (đối với chảy mủ tai mãn tính). Bệnh viêm tai giữa có thể dẫn tới mất khả năng nghe. Một vấn đề khác nữa là hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% trường hợp hen ở trẻ nhỏ, nó cũng làm tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng như ho, khò khè, có đờm, thở nông ở trẻ độ tuổi đến trường lên khoảng 30%. Mẹ hút thuốc lá trong quá trình mang thai cũng có ảnh hưởng đến chức năng phổi của trẻ…