SÓNG GIẤY LÀ GÌ? Sóng giấy thùng carton có mục đích đơn giản là tạo ra độ cứng, sức chịu lực tốt hơn khi nó nằm ở thế nguyên bản của tờ giấy. Vì vậy, để tạo ra một thùng carton cứng, chắc, bền, người ta còn phụ thuộc vào kỹ thuật tạo sóng của thùng carton. Cụ thể là việc sử dụng giấy cho các loại sóng như sóng A, Sóng B, sóng C hay Sóng E, AB.. Sóng giấy thùng carton còn phải phụ thuộc khá lớn vào định lượng của giấy. Định lượng của giấy là độ dầy căn bản của lớp giấy khi nó tham gia vào sản xuất sóng cho thùng. Trong kỹ thuật chế tạo sóng cho giấy này, người ta phải dựa trên một số yếu tố và nguyên lý căn bản. Đó là tạo ra các bước sóng (Gọi là Lan-Đa) một cách phù hợp cho từng loại sóng dựa trên định lượng giấy cũng như các bước sóng. Chi tiết: In hộp rượu Các loại sóng nào để dùng làm thùng carton? Các loại sóng để sản xuất thùng carton có thể được chia thành các loại dưới đây: – Sóng A: Độ cao sóng giấy 4.7 mm – giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy. – Sóng B: Độ cao sóng giấy 2.5 mm – giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên thủng cao. – Sóng C: Độ cao từ 3.5 – 4.5mm – giấy tấm sử dụng sóng C chịu lực phân tán bề mặt tốt nhưng không bằng sóng A. Kết cấu sóng phổ biến nhất là sóng C được sử dụng để thay thế nhiều sóng A. Hình dạng của Sóng C được giảm 15% so với sóng A. Thường được dùng để in hộp cao cấp – Sóng E: Độ cao sóng giấy 1.5 mm – thường được sử dụng cho thùng carton đựng các vật nhẹ. Sóng E, có chiều dày mỏng, thường sử dụng đóng gói cho bao bì tiêu dùng như hộp đựng pizza, trà kẹo, mứt, trà, cafe…. Sự kết hợp phổ biến nhất của lớp sóng cho tấm bìa carton là dạng tấm sóng đôi B – C hoặc B – E.