Cùng với sự phát triển vững mạnh của Hàn Quốc, những chính sách mở cửa đón du học sinh nước ngoài của Hàn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của sinh viên các nước, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, hằng năm có rất nhiều du học sinh Việt Nam đi du học Hàn Quốc để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn cho tương lai. Vậy các bạn học sinh sẽ gặp phải những khó khăn khi đi du học Hàn Quốc là gì? Bài viết này,sẽ giúp bạn hiểu và lường trước những nỗi khổ khi đi du học Hàn Quốc và cách khắc phục. Hiện nay có nhiều bạn đang bị lầm tưởng giữa việc đi du học và việc sang Hàn kiếm tiền gửi về cho gia đình. Nếu các bạn muốn sang Hàn để nâng cao khả năng, trình độ về tiếng Hàn thì hãy xác định mục tiêu là mình đi du học. 2). Năng lực của bản thân Nếu các bạn xác định đi du học thì nên đầu tư cho mình một trình độ tiếng Hàn nghe nói ổn định. Khi đến Sunny bạn sẽ được đào tạo tiếng Hàn tư căn bản nhất liên tục 3-6 tháng, bạn sẽ yên tâm có một vốn kiến thức đủ để theo học chương trình tại Hàn Quốc. Tránh trường hợp khi sang Hàn, các bạn không đủ khả năng nghe nói, sẽ ảnh hưởng đến việc học cũng như việc giao tiếp của các bạn. Do các lớp học khi học chuyên ngành tại Hàn Quốc, giáo sư sẽ chỉ sử dụng tiếng Hàn để giảng dạy và giao tiếp. Để không bị rào cản về ngôn ngữ thì các bạn phải có TOPIK 3 hoặc tiếng Hàn tương đương. Nếu bạn muốn nhận được học bổng dành cho sinh viên của trường, thì bạn phải có trình độ TOPIK 5-6. Có như thế thì bạn mới có thể dễ dàng được xét duyệt để nhận học bổng. 3). Về việc đi làm thêm khi đi du học Hàn Quốc Phải sau 6 tháng sang Hàn, các bạn du học sinh mới được quyền đi làm thêm. Thời gian các bạn du học sinh làm thêm sẽ khoảng 4h/ngày. Và khoảng 20h/ tuần. Mức thu nhập trung bình ~7.000 Won/ giờ. Có những bạn làm them nhiều hơn thời gian quy định thì vẫn có, nhưng tùy điều kiện tài chính và việc sắp xếp thời gian học sao cho hợp lý để không ảnh hường đến việc học, nhưng vẫn đủ thu nhập để trang trải tối thiểu sinh hoạt phí tại Hàn Quốc. Nếu các bạn không đủ năng lực tiếng Hàn, những khó khăn khi đi du học Hàn Quốc là trất lớn. Khi làm thêm, lựa chọn ông chủ là người Việt để các bạn ít sử dụng tiếng Hàn, thì đó là một sai lầm. Vì khi các bạn chọn ông chủ là người Việt, các bạn sẽ có ít cơ hội được sử dụng tiếng Hàn, vì thế mà tiếng Hàn của các bạn sẽ không thể trở nên tốt hơn được. Bạn nên trang bị tối thiểu TOPIK 1 cấp 2 để có thể có những công việc sử dụng tiếng Hàn, như vậy khả năng nghe nói, phản xạ tiếng Hàn sẽ tiến bộ nhanh chóng và bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Khi đi du học thì bạn nhất định phải đi làm thêm, dù ít hoặc nhiều. 4). Về việc xin và gia hạn Visa du học Hàn Quốc Hiện nay Visa dành cho du học sinh sang Hàn thì có 2 loại: Visa du học D2 và Visa du học D4. Không phải loại Visa nào cũng dành cho du học sinh. Visa du học D2: có thời hạn cư trú tại Hàn là từ 6 tháng đến 1 năm. Khi hết hạn Visa bạn có thể tiếp tục gia hạn Visa ở Hàn mà không cần phải quay về Việt Nam. Quyền hạn của Visa là có thể bảo lãnh người thân qua thăm trong thời gian đang học tại Hàn. Ngoài ra các bạn còn có thể làm thêm 4h/ngày hay 20h/tuần. Visa du học D4 ngắn hạn được cấp cho các du học sinh tham gia các chương trình đào tạo tiếng Hàn (1 năm), các khóa học nghề, cao đẳng, các khóa trung cấp…. Bạn sẽ cần gia hạn visa từ sau 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo từng trường. Khi kết thúc 1 loại Visa D4 và đạt được TOPIK cấp 3 trở lên, bạn có thể chuyển sang dạng visa D2 theo học chuyên ngành. 5). Xác định ngành học và chuyên ngành khi đi du học Hàn Quốc Một trong những quan điểm sai lầm khác của các bạn học sinh chính là lựa chọn chuyên ngành không phù hợp với bản thân. Không phải chuyên ngành nào cũng phù hợp với bản thân nên cần phải tìm hiểu rõ chuyên ngành để lựa chọn. Để chọn được chuyên ngành phù hợp bạn cần hiểu về ban thân, biết mình muốn gì và trở thành gì trong tương lai. Nên chọn chuyên ngành bắt nguồn từ thế mạnh và sự yêu thích, đam mê của bản thân. Việc chọn sai chuyên ngành hay học một chuyên ngành không phù hợp với bản thân lại là một việc không tốt. Cần phải tránh việc vì sợ bị lạc lõng, sợ chỉ có một mình mà chọn chuyên ngành theo như bạn mình. Trước khi du học Hàn Quốc, những bạn chưa thể định hướng được chuyên ngành cho mình sẽ giúp bạn lựa chọn một chuyên ngành phù hợp với bản thân và có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. 6). Nghiên cứu kĩ trường đại học Hàn Quốc Ở Hàn có hơn 200 Trường đại học nằm ở khắp các tỉnh thành phố tại Hàn Quốc. Khi đã quyết định đi du học thì các bạn nên tìm hiểu rõ những thông tin về trường mình sắp học. Xem xét xem mình có cơ hội học tập và phát triển khi chọn trường đó hay không? Cần phải ước tính trước tổng chi phí học tập tại Trường để có thể chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định đăng ký. Sai lầm của các bạn là cố gắng đăng ký những trường top đầu, những trường danh tiếng nhưng chưa đánh giá đúng khả năng của bản thân và đúng khả năng tài chính gia đình. Tất các các học viên sẽ được định hướng và tư vấn kỹ về trường học trước khi quyết định du học Hàn Quốc. 7). Sợ giao tiếp với người bản địa và chỉ kết bạn với người đồng hương Một trong những tư tưởng của các bạn du học sinh đó là sợ giao tiếp với người bản địa nên chỉ kết bạn với người đồng hương. Điều này hoàn toàn là một sai lầm to lớn. Với lí do sợ bị kì thị do tiếng Hàn không tốt, sợ nói chuyện với người bản địa do người bản địa nói khó nghe, sợ kết bạn với người Hàn,… Nên các bạn chỉ thích kết bạn với người Việt Nam để được sử dụng tiếng mẹ đẻ, để không phải cảm thấy lạc lõng. Tất cả những điều đó đều là sai lầm. Khi sang Hàn, các bạn nên kết bạn, giao tiếp nhiều với người Hàn. Hơn nữa người Hàn rất thích người nước ngoài học tiếng Hàn, nên khi giao tiếp với họ, họ sẽ sửa lại cách nói và cách phát âm đúng cho các bạn. Và bạn có thể năng cao khả năng tiếng Hàn một cách nhanh chóng và giúp bạn tự tin hơn khi tiếp xúc với người nước ngoài. 8). Cảm thấy nhớ quê hương, gia đình và sốc văn hóa. Đa số các du học sinh sang Hàn được từ 2-3 tháng đầu khi rời xa gia đình sẽ cảm thấy nhớ nhà do nhiều lí do như sốc văn hóa, bất đồng ngôn ngữ… Từ đó bạn sẽ cảm thấy như có một bức tường vô hình ngăn cách bạn với những người xung quanh. Cách tốt nhất các bạn nên cố gắng vượt qua và tập thích nghi dần với nền văn hóa mới. Thông qua tham gia các hoạt động ngoại khóa, làm quen với những người bạn mới, cũng như cùng những người bạn học tập và trải nghiệm cuộc sống tại Hàn Quốc. 9). Khó khăn về tài chính và không thể cân đối được thời gian Do mệnh giá tiền Việt Nam thấp hơn so với các nước khác và mức sống ở nước ngoài lại đang tăng dần lên. Nên có nhiều bạn muốn đi làm thêm để hỗ trợ cho cuộc sống du học sinh của mình. Vì thế mà các bạn không cân bằng được giữa thời gian học tập và thời gian làm thêm. Do đó, ảnh hưởng đến không chỉ là việc học mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Bạn nên nhớ, du học Hàn Quốc thì việc học vẫn là quan trọng nhất, ưu tiên sắp xếp thời gian cho việc học trước, sau đó mới tới việc làm thêm và các hoạt động khác. 10). Ẩm thực và thời tiết tại Hàn Quốc Vào mùa đông, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới -2 độ C, khá là khắc nghiệt với những bạn du học sinh ở một nước có khí hậu nóng như ở Việt Nam. Đối với các bạn ở miền Bắc, việc chịu được thời tiết lạnh sẽ dễ dàng hơn so với các bạn ở miền Nam. Mùa đông của Hàn có thể sẽ rất đẹp giống trong phim nếu như bạn mặc đủ áo ấm và giữ ấm cho cơ thể của mình, tránh việc khí hậu lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn. Ẩm thực, cũng là một trong những nét nổi bật của Hàn Quốc. Với nhiều món ăn ngon và phù hợp theo từng mùa. Món ăn Hàn có mùi vị khá là khác biệt. Trong đó vị cay là chủ đạo. Sẽ là một thử thách khá lớn đối với những bạn nào không thể ăn cay. Vì thế nếu muốn trở thành một du học sinh bạn phải tâp thích nghi với những món ăn Hàn. Với những khó khăn khi đi du học Hàn Quốc của các du học sinh Bài viết này phần nào giúp các em có cái nhìn chính xác hơn trước khi đi du học Hàn Quốc.