ĐỒ MẶC NHÀ PIJAMA LỤA MANGO THIẾT KẾ QUẦN ĐÙI
Béo thì giấu bụng, gầy thì tôn dáng Đồ mặc nhà pijama lụa mango thiết kế tay ngắn quần dài freesize từ 42-58kg...
SET ĐỒ BỘ NỮ MẶC NHÀ THIẾT KẾ GEMMI FASHION
Với thiết kế đơn giản và bảng màu đa dạng, bộ da cá cotton cao cấp là gợi ý hoàn hảo cho set đồ đôi khi mùa đông...
ÁO COTTON HỒNG ĐỖ CROPTOP IN HOA AP222P52
Sản phẩm được làm từ chất liệu cotton với nhiều ưu điểm: khả năng thấm hút tuyệt vời, an toàn với làn da, đặc biệt...

Ly hôn là gì? 2 nguyên nhân ly hôn phổ biến tại Việt Nam.

Discussion in 'Rao vặt tổng hợp' started by Xoanvpccnh165, Aug 7, 2024.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    1. Ly hôn là gì? Có phải ly thân trước khi ly hôn không?
    Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
    Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình:
    Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
    Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.
    Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng, quan hệ vợ, chồng đã chấm dứt tại thời điểm vợ, chồng quyết định ly thân bởi khi đó, tình cảm vợ, chồng đã chấm dứt, hai người đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ, chồng.
    Tuy nhiên, pháp luật không hề có quy định ly thân là đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Không chỉ vậy, hiện pháp luật cũng không có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn.
    2. Có thể ly hôn theo hình thức nào? Thủ tục ra sao?
    Theo định nghĩa ly hôn ở trên, có thể thấy, kết quả của ly hôn gồm một trong hai loại giấy tờ là quyết định ly hôn và bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật.

    [​IMG]

    Trong đó, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyết định là kết quả khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự còn bản án là kết quả khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự.
    Đồng thời, theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, có hai hình thức ly hôn gồm:
    2.1 Thuận tình ly hôn
    Đây là hình thức khi cả hai vợ, chồng đều quyết định ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi làm đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc cả vợ và chồng đều phải ký.
    Cụ thể, thủ tục ly hôn thuận tình cần phải thực hiện theo trình tự sau đây:
    - Chuẩn bị hồ sơ: Đơn ly hôn thuận tình, đăng ký kết hôn, Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD), khai sinh của con hoặc giấy tờ sở hữu tài sản (nếu có).
    - Nơi nhận hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của vợ hoặc chồng (vợ, chồng có thể thỏa thuận) …
    2.2 Ly hôn đơn phương
    Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Đây là hình thức mà vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống vợ chồng không thể duy trì thêm, quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng do bạo lực gia đình hoặc do người kia vi phạm nghĩa vụ của mình…
    Để ly hôn đơn phương, vợ chồng cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
    - Chuẩn bị hồ sơ: Đơn ly hôn đơn phương, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy tờ về tài sản chung (nếu có) và bằng chứng, chứng cứ về nguyên nhân mà bản thân muốn ly hôn.
    - Nơi nộp hồ sơ: Vợ hoặc chồng muốn nộp đơn ly hôn đơn phương thì cần đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú và làm việc của người còn lại. Nếu có yếu tố nước ngoài thì đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
    3. Nguyên nhân ly hôn phổ biến ở Việt Nam là gì?
    Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn giữa các cặp vợ, chồng hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể kể đến 02 trong số các nguyên nhân dưới đây thường gặp giữa các cặp đôi tại Việt Nam và cũng dễ được Tòa án chấp nhận, giải quyết ly hôn:
    3.1 Ly hôn do ngoại tình
    Ngoại tình hiện nay tựa như một “vấn nạn” giữa các cặp vợ, chồng. Và đây cũng thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn giữa các cặp vợ, chồng.
    Xét về mặt tình cảm, vốn nam, nữ kết hôn là để xây dựng gia đình với người mình yêu thương nhưng khi một trong hai bên ngoại tình thì hoàn toàn phá vỡ tình cảm giữa hai người.
    Về mặt pháp luật, ngoại tình là hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ yêu thương, chung thủy của tình nghĩa vợ, chồng nêu tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình. Đây cũng là một trong những hành vi bị cấm tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình.
    Do đó, ngoại tình không chỉ là nguyên nhân để Tòa án giải quyết ly hôn cho vợ, chồng mà người ngoại tình còn có thể gặp bất lợi trong việc chia tài sản chung vợ, chồng, giành quyền nuôi con.
    Thậm chí, tùy vào mức độ của hành vi, người ngoại tình còn có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng hoặc phải ngồi tù đến 03 năm.
    3.2 Ly hôn do bạo lực gia đình
    Ngoài ngoại tình thì bạo lực gia đình là một trong những lý do nhiều cặp vợ, chồng dễ ly hôn nhất mà thường là đơn phương ly hôn. Theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình thường gồm:
    - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, cố ý xâm hại sức khỏe, tính mạng của vợ, chồng.
    - Lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ, chồng…

    [​IMG]

    Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vợ, chồng trầm trọng theo điểm a.1 khoản a Điều 8 Nghị quyết số 02 năm 2000.
    Đồng thời, khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình về việc ly hôn đơn phương thì vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài… thì một trong hai bên có thể yêu cầu ly hôn khi hòa giải không thành.
    Người có hành vi bạo lực gia đình cũng có thể bị phạt tiền đến 1,5 triệu đồng hoặc phải ngồi tù đến 05 năm tù hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra…
    4. Cần biết gì về ly hôn?
    Ngoài những vấn đề nêu trên, khi cuộc sống vợ, chồng trở nên trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài được nữa thì trước khi đi đến quyết định ly hôn, vợ chồng cần biết những vấn đề sau đây:
    4.1 Ly hôn con theo ai?
    Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu vợ, chồng có con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản nuôi mình thì sau khi ly hôn sẽ thực hiện như sau:
    - Vợ, chồng thỏa thuận người nuôi con sau khi hai người ly hôn.
    - Nếu không thỏa thuận được, Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho người nào nuôi dưỡng trong đó, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con.
    - Mẹ được giao nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác.
    - Người không nuôi dưỡng phải cấp dưỡng cho con và được quyền thăm nom con mà không bị cản trở; người trực tiếp nuôi con phải tạo điều kiện về mọi mặt để đảm bảo quyền lợi cho con và không được ngăn cản, cấm đoán đối phương gặp con…
    4.2 Ly hôn chia tài sản thế nào?
    Về nguyên tắc, tài sản chung vợ, chồng khi ly hôn sẽ được chia theo thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì sẽ chia đôi nhưng Tòa án sẽ căn cứ đến các yếu tố sau đây:
    - Hoàn cảnh gia đình, vợ, chồng.
    - Công sức đóng góp của vợ, chồng để tạo nên khối tài sản chung đó.
    - Bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong kinh doanh, lao động.
    - Lỗi, vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ, chồng của mỗi người.
    4.3 Ly hôn, vợ hay chồng phải trả nợ chung?
    Khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
    Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
    Theo đó, khi vợ, chồng ly hôn mà không có thỏa thuận khác với người cho vay thì cả hai người đều phải cùng nhau trả món nợ chung trong thời kỳ hôn nhân khi việc vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc có sự ủy quyền của người còn lại…
    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Ly hôn là gì? 2 nguyên nhân ly hôn phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
    Email: [email protected]
     

XEM NHIỀU

Share This Page