ĐỒ MẶC NHÀ PIJAMA LỤA MANGO THIẾT KẾ QUẦN ĐÙI
Béo thì giấu bụng, gầy thì tôn dáng Đồ mặc nhà pijama lụa mango thiết kế tay ngắn quần dài freesize từ 42-58kg...
SET ĐỒ BỘ NỮ MẶC NHÀ THIẾT KẾ GEMMI FASHION
Với thiết kế đơn giản và bảng màu đa dạng, bộ da cá cotton cao cấp là gợi ý hoàn hảo cho set đồ đôi khi mùa đông...
ÁO COTTON HỒNG ĐỖ CROPTOP IN HOA AP222P52
Sản phẩm được làm từ chất liệu cotton với nhiều ưu điểm: khả năng thấm hút tuyệt vời, an toàn với làn da, đặc biệt...

Hội chứng ngón tay bật

Discussion in 'Rao vặt tổng hợp' started by bslevanquynh, Jun 13, 2020.

  1. bslevanquynh

    bslevanquynh New Member

    Bạn có bao giờ thức dậy vào buổi sáng với ngón tay bị cứng lại hoặc gặp khó khăn gì trong việc duỗi hoặc gập ngón tay hay không?



    https://www.bsquynh.vn có thêm một vài chia sẻ về căn bệnh này.

    Hội chứng ngón tay bật là gì?

    [​IMG]
    Ngón tay bật, hay còn gọi là viêm bao gân gấp, là tình trạng đau nhức hoặc sưng tấy ở vùng gốc ngón tay. Một hoặc nhiều ngón tay bất kỳ có thể mắc hội chứng này. Siết chặt những ngón tay bị tật rồi duỗi ra, ngón tay của bạn có thể bị giật, có tiếng "bật" hoặc tiếng "tách" - giống như đang bóp cò súng. Đây là ví do vì sao hội chứng này còn được gọi là ngón tay cò súng.


    Các mô liên quan tới việc gập và duỗi ngón tay ở bàn tay và cánh tay bao gồm:
    • [*]Gân - một mô sợi liên kết các cơ và xương[*]Ròng rọc - những dây chằng giữ cho gân nằm chắc trên xương
    Gân được bao quanh bởi một lớp mô gọi là màng hoạt dịch, một loại màng bôi trơn bao quanh vùng khớp, cho phép gân có thể trượt lên trượt xuống dễ dàng. Hội chứng ngón tay bật xảy ra khi tình trạng viêm làm hẹp lại không gian bên trong lớp màng bao quanh gân gấp (gân nối các cơ của cẳng tay với xương) ở ngón tay bị tật.

    Tình trạng viêm thường xảy ra nhiều nhất tại khu vực mô ròng rọc A1 ở gốc ngón tay trong lòng bàn tay. Nguyên nhân là do màng hoạt dịch của gân gấp bị sưng lên giống như một cục u, cục bướu nhỏ. Khi ngón tay bị tật được duỗi ra, mô ròng rọc dày lên bắt vào cục u vì gân phải cố trượt qua lớp màng. Cục u bị kẹt lại khiến cho ngón tay bị khóa ở tư thế uốn gập. Khi ta dùng nhiều lực hơn để duỗi thẳng ngón tay, cục u sẽ bật qua mô ròng rọc, gây ra hiện tượng ngón tay bật. Trong trường hợp sưng gân và co màng nghiêm trọng, bạn thậm chí còn không thể uốn cong hoàn toàn ngón tay bị tật.

    Triệu chứng của hội chứng ngón tay bật là gì?

    Triệu chứng ban đầu có vẻ không nghiêm trọng nhưng dần dần, những triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn. Hội chứng ngón tay bật thường xảy ra vào buổi sáng khi bạn nắm lấy một thứ gì đó hoặc khi bạn duỗi thẳng ngón tay của mình.

    Các triệu chứng bao gồm:
    • [*]Cứng khớp ngón tay, đặc biệt là vào buổi sang[*]Cảm giác bật hoặc tách đau đớn khi bạn uốn gập hoặc duỗi thẳng một ngón tay[*]Đau nhức hoặc sưng tấy ở trong lòng bàn tay, tại gốc ngón tay bị tật[*]Ngón tay bị tật bị cứ giữ nguyên tư thế bị uốn gập, sau đó đột ngột bật thẳng ra[*]Ngón tay bị tật bị khóa ở tư thế bị uốn gập và bạn không thể duỗi thẳng ra được
    Ai dễ bị mắc hội chứng ngón tay bật và tại sao?

    [​IMG]
    Hội chứng ngón tay bật thường liên quan tới tuổi tác và bệnh trạng mà người bệnh hiện đang mắc phải, chẳng hạn như đái tháo đường, thấp khớp và gút. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của hội chứng ngón tay gập vẫn chưa được làm rõ. Nhiều người cho rằng việc liên tục hoạt động ngón tay quá nhiều khiến cho vùng tiếp giáp giữa gân gấp và mô ròng rọc A1 dần dần bị mài mòn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây sưng và viêm gân gấp, dẫn tới hội chứng ngón tay bật.


    Nếu bị hội chứng ngón tay bật, tôi có cần tới gặp bác sĩ hay không?

    Bạn nên đi khám ngay lập tức nếu vùng khớp ngón tay bị nóng và viêm tấy vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Những triệu chứng nói trên nếu xuất hiện mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra càng nhiều đau đớn và bất tiện.

    Hội chứng ngón tay bật được chẩn đoán bằng cách nào?

    Đầu tiên, trước khi tiến hành khám tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ cần nắm được bệnh sử đầy đủ của bạn. Mức độ nghiêm trọng của hội chứng ngón tay bật và tình trạng của bạn được bác sĩ chia ra như sau:


    Cấp độ IĐã có những bằng chứng cho thấy tình trạng viêm ở vùng mô ròng rọc A1 của ngón tay bị tật nhưng lại không phát hiện thấy tình trạng bật ngón rõ ràng

    Cấp độ IIĐã có những bằng chứng cho thấy tình trạng viêm ở vùng mô ròng rọc A1 của ngón tay bị tật với tình trạng bật ngón rõ ràng khi bệnh nhân được yêu cầu duỗi thẳng ngón tay đang trong tư thế gập lại hoàn toàn

    Cấp độ III ACấp độ II cũng cho thấy những quan sát tương tự, nhưng ngoài ra, bệnh nhân còn không thể chủ động duỗi hẳn ngón tay vì ngón tay bị khóa ở vị trí uốn gập và chỉ có thể duỗi khi dùng tay còn lại để gỡ ra

    Cấp độ III BBệnh nhân không thể gập ngón lại hoàn toàn do bị viêm nặng ở vùng mô ròng A1

    Cấp độ IVXuất hiện biến dạng uốn gập cố định tại vùng khớp gian đốt gần do tình trạng viêm kéo dài


    Làm thế nào để điều trị hội chứng ngón tay bật?

    [​IMG]
    Có 3 cách để chữa chứng ngón tay bật:


    1. Phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, không xâm lấn

    Với phương pháp này, bệnh nhân phải dùng liệu trình thuốc chống viêm không chứa steroidal kết hợp với việc trị liệu tay, nẹp tay và điều chỉnh hoạt động. Nhìn chung, phương pháp này chỉ được áp dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng này lần đầu hoặc bệnh nhân đang trong cấp độ I hoặc giai đoạn đầu của cấp độ II.

    2. Phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, có xâm lấn

    Với phương pháp này, cần phải tiêm trực tiếp vào vùng màng bao quanh gân gấp. Thuốc tiêm có chứa hỗn hợp chất gây tê cục bộ và chế phẩm corticosteroid. Hỗn hợp này sẽ giúp chữa viêm ở vùng mô ròng rọc A1 và giảm nhẹ hội chứng ngón tay bật. Hiệu quả có thể ngắn hoặc lâu dài và luôn có khả năng tái phát bệnh. Tuy nhiên không nên tiêm quá nhiều lần. Các bác sĩ phẫu thuật tay chỉ khuyến khích tối đa 2 lần tiêm vào 1 ngón tay bị tật, trừ ngón út thì chỉ tiêm 1 lần. Người ta tin rằng corticosteroid có thể gây yếu gân và dẫn tới vỡ (rách) gân nhẹ nếu tiêm chất này quá nhiều lần. Phương pháp điều trị này được khuyến khích sử dụng nếu phương pháp không xâm lấn không có hiệu quả và áp dụng cho bệnh ở cấp độ II hoặc III.

    3. Can thiệp phẫu thuật

    Với phương pháp này, vùng mô ròng rọc A1, mô ròng rọc hình tròn và thậm chí một phần của mô ròng rọc A2 được cắt bỏ thông qua một đường rạch nhỏ ở gốc ngón tay.

    Việc tái phát hội chứng ngón tay bật sau khi phẫu thuật là rất hiếm gặp. Khi bệnh ở cấp độ IV, bác sĩ có thể thực hiện thêm một thủ thuật để giải phóng khớp gian đốt gần, khớp nối giữa các xương ngón tay giúp ngón có thể uốn gập vào trong lòng bàn tay (mà hiện tại đang bị mắc kẹt do khớp bị cứng lại từ lâu). Bác sĩ sẽ cần phải rạch thêm một đường khác ở trên vùng khớp này để thực hiện thủ thuật.

    Khi bị hội chứng ngón tay bật, tôi nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa nào?

    Tốt nhất là bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên phẫu thuật tay, người có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề của ngón tay, cổ tay và bàn tay. Các bác sĩ phẫu thuật tay được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để xử lý mọi cấp độ của hội chứng ngón tay bật. Những cơ sở phẫu thuật tay cũng có ngay một đội ngũ chuyên gia trị liệu tay giúp bệnh nhân tiến hành các phương pháp trị liệu cho tay và nẹp theo nhiều kiểu, chẳng hạn như nẹp số tám, để hỗ trợ điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Các bác sĩ được đào tạo kỹ năng tiêm màng bọc quanh vùng gân gấp bên trong để gia tăng tối đa khả năng chữa khỏi và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Nếu cần phẫu thuật, các bác sĩ sẽ thực hiện quy trình mổ một các bài bản và tỉ mỉ để giải quyết hội chứng này. Vết mổ trên da được rạch theo các đường nếp nhăn tự nhiên để sau khi mổ không để lại sẹo quá rõ ràng.

     

XEM NHIỀU

Share This Page